Mẹo giao tiếp tự tin cho người trầm tính, ngại tiếp xúc

Chỉ cần bạn cố gắng cải thiện, xóa bỏ sự nhút nhát, nói chuyện và gặp gỡ nhiều người thì sẽ có thể giao tiếp tự tin hơn. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn là một người hướng nội, rụt rè, ít nói nhưng bạn lại có năng lực suy ngẫm và sáng tạo thì vấn đề còn lại chỉ là cải thiện kỹ năng giao tiếp. Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp không quá khó khăn, từ từ bạn sẽ có thể “cải tạo” mình từ một con ốc luôn thu mình lại thành người hòa đồng, thân thiện với mọi người.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng rụt rè, nhút nhát khi giao tiếp.


1. Chiến thắng nỗi sợ hãi giao tiếp

Ngại tiếp xúc, không muốn giao tiếp chủ yếu do bản thân còn sợ hãi, sợ đứng trước mọi người, sợ mọi người bàn tán về mình, sợ mình nói gì đó không đúng… Để có thể tự tin giao tiếp, bạn phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi ấy sang một bên.

Bạn phải hiểu rằng ai cũng có những sai sót, kể cả những bạn đã có kỹ năng giao tiếp tốt đi chăng nữa bởi giao tiếp là những tình huống linh động, không thể rập khuôn hay đi theo một lý thuyết cứng nhắc nào.

Vì vậy, bạn hãy mạnh dạn nói chuyện với mọi người nhiều hơn, những lỗi sai trong phát ngôn, cử chỉ và nỗi sợ hãi dần sẽ được khắc phục và bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.

2. Tập cách mở đầu một câu chuyện khi giao tiếp

Sợ hãi giao tiếp khiến bạn rất khó có thể bắt chuyện với người khác, một câu mở lời ban đầu cũng nặng như đá tảng, bạn thiếu kinh nghiệm hoặc bạn thực sự không biết phải bắt đầu từ đâu….

Hãy tập cách khơi mào, gợi chuyện khi giao tiếp bước đầu. Không nhất thiết phải là những đề tài cao siêu, uyên bác mà chỉ cần là một câu chuyện phiếm vui vẻ, một lời hỏi thăm nhẹ nhàng cùng với nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của người khác và giao tiếp tự tin hơn.

Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại. Tập nói những câu chuyện phiếm sẽ khiến bạn dễ bắt chuyện với người khác hơn.

3. Hình dung trước khi thực hiện

Nhiều khi nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những điều bạn tự tưởng tượng ra trong đầu chứ thực ra ngoài đời lại hết sức nhẹ nhàng, trôi chảy.

Thay vì sợ hãi nghĩ ra những lúc gặp khó khăn, trục trặc khiến bạn xấu hổ, ngại giao tiếp, hãy nghĩ theo hướng khác. Hãy tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, câu chuyện sẽ nói thế nào, bạn sẽ làm gì một cách suôn sẻ, vui vẻ… bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình.

Nếu bạn không tự cố gắng “lái” ý nghĩa sang phía thuận lợi và lạc quan hơn, không tự khắc phục bản thân thì ai có thể giúp bạn được?

4. Thái độ giao tiếp chân thành

Đôi khi thái độ chân thành có thể bù cho sự nhút nhát, trầm tính.

Sự chân thành này thể hiện ở hai khía cạnh là nói và nghe. Ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị. Cần tránh dùng những lời lẽ chỉ trích, dè bĩu hay quá khích sẽ khiến cho đối phương có ấn tượng không tốt với bạn.

Ngược lại, khi người khác nói, bạn kiên nhẫn lắng nghe, bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ của bạn với người nói cũng là một cách thể hiện sự chân thành của bạn. Nếu thực hiện tốt được hai điều này thì bạn có thể giao tiếp tự tin hơn.

5. Đừng là người vô hình trong giao tiếp

Nếu như trước đây, tại một cuộc họp mặt ở những nơi đông người, bạn sẽ làm gì? Giấu mình trong góc và lặng lẽ cho đến khi sự kiện kết thúc? Giờ hãy làm khác đi. Hãy chủ động đến bắt chuyện và làm quen với những người bạn mới. Bạn sẽ khiến người khác thấy sự hiện diện của bạn, hiểu bạn hơn và bạn cũng sẽ thân thiết với họ hơn.

Trong những sự kiện ngoài công việc biết đâu bạn có thể phát hiện ra tài lẻ, sức thu hút của mình khi mạnh dạn xuất hiện và thể hiện? Vì vậy đừng cố chui vào vỏ ốc mà hãy từ từ lộ diện, thể hiện bản thân để rèn luyện giao tiếp tốt hơn.

6. Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

Rất nhiều người khiêm tốn, trầm tính không thừa nhận lời khen của người khác. Khi được khen, họ sẽ khiêm tốn “Có gì đâu”, “không phải như vậy”, “chỉ là may mắn thôi mà”, “đó là nhờ công sức mọi người!”…

Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của những lời khen là thật hay là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai. Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ “bạn cũng vậy”, “mình thấy bạn cũng rất tài năng”, “bạn cũng hát rất hay”…..

Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp.

7. Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác

Những người nhút nhát, rụt rẻ thường tự xoay sở công việc của mình mà không nhờ vả người khác, mọi người sẽ dè chừng vì thấy bạn có vẻ cũng không muốn ai nhờ vả. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Công việc cần làm của bạn là tương tác nhiều hơn với những người khác, giúp đỡ mọi người và nhờ mọi người hỗ trợ mình. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.

Chỉ cần bạn cố gắng cải thiện, xóa bỏ sự nhút nhát, nói chuyện và gặp gỡ nhiều người thì sẽ có thể giao tiếp tự tin hơn. Chúc bạn thành công!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *