Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ như thế nào?

Và việc khoanh chân khi ngồi cũng có tác dụng tiêu cực giống như khoanh tay. Vì vậy, ngoại trừ những tình huống bất khả kháng, thì bạn hạn chế khoanh tay, khoanh chân.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là hoạt động không thể thiếu của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Đặc biệt trong cuộc sống văn minh ngày nay, chúng ta sống phụ thuộc nhiều vào cộng đồng.

Hàng ngày chúng ta phải giao tiếp, ứng xử với không biết bao nhiêu người, và vấn đề đặt ra là chúng ta phải ứng xử sao cho khéo léo, được lòng mọi người đúng như câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp, và từ đó thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ có ý nghĩa quan trọng như thế nào

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người.

Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.

Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc hoặc những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình, để công việc của mình được thuận lợi.

Và sau này khi bạn đi làm, thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm việc nhóm tốt, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó đạt được nhiều thành quả và được thăng tiến trong công việc.

Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này phụ thuộc vào người kia, người kia phụ thuộc vào người nọ, không nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp của mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ thuộc vào bạn vì đó là công việc mang đến miếng cơm manh áo cho anh ta.

Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn sẽ không kết nối được với cộng đồng xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại.

Những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi Giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ:

Khi giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ, những sai lầm chúng ta thường gặp là một số người thì rất ít nói, một số người thì nói quá nhiều.

Việc thích nói nhiều hơn là quan tâm lắng nghe, hoặc tự cho rằng mình biết hết mọi thứ; việc nói thao thao bất tuyệt, hoặc đề cao bản thân nhiều quá thì sẽ làm cho người khác có ấn tượng không tốt về mình, họ sẽ nghĩ rằng mình là người ích kỷ chỉ quan tâm đến bản thân mình, hoặc là người tự cao, không để ý đến cảm xúc suy nghĩ của người khác.

Việc nói ít quá thì cũng làm cho người khác nghĩ rằng bạn không sẵn sàng chia sẻ, hoặc bạn đa nghi, chưa tin tưởng họ.

Mặc dù việc giao tiếp nói chuyện là cần thiết, nhưng chúng ta phải giữ chừng mực, đừng nói ít quá, mà cũng đừng nói nhiều quá.

Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ sao cho hiệu quả

Trước hết, chúng ta phải chào hỏi người đối diện, giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ. Có như vậy thì chúng ta mới phá bỏ được sự ngượng ngùng, e ngại của 2 bên trong thời gian đầu.

Và chúng ta cũng phải biết dùng 2 từ này thường xuyên. Ở các nước phát triển, người dân của họ dùng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ở Việt Nam chúng ta thì rất ít. Đó là 2 từ: “cám ơn” và “xin lỗi”. Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng, 2 từ đó đã giúp giải quyết ổn thỏa những bất đồng hoặc tranh cãi. 2 từ đó tuy ngắn gọn nhưng có đầy quyền lực.

Và khi giao tiếp, nói chuyện với người khác, thì ánh mắt rất quan trọng. Chúng ta phải hướng ánh mắt mình về người đối diện. Nếu là 1 nhóm người thì hướng ánh mắt bao quát hết mọi người.

Khi đứng nói chuyện với người khác, thì chúng ta cũng giữ khoảng cách sao cho hợp lý, không gần quá, mà cũng không xa quá. Thường thì khoảng cách 2 bước chân là tốt nhất.

Khi giao tiếp ứng xử, một điều rất quan trọng mà mọi người hay quên, đó là tên của người đối diện mà mình đang giao tiếp. Việc quên tên của người ta sẽ vô tình thể hiện rằng mình không quan tâm đến họ, có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, hoặc nhiều lúc họ còn nghĩ rằng bạn khinh thường họ. Vì vậy, việc nhớ tên của người khác là rất quan trọng.

Đối với những người mới gặp, thì việc nhớ tên sẽ rất khó. Nhiều lúc họ mới giới thiệu tên, rồi vài giây sau bạn sẽ bị quên, đó là chuyện thường xảy ra. Vì vậy, đối với những tình huống như vậy, thì cách tốt nhất để nhớ tên của người mới gặp, là bạn lặp lại tên của họ ít nhất 2 lần.

Một vài lời khuyên về việc Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Khi giao tiếp nói chuyện với người khác, thì chúng ta nên hạn chế khoanh tay trước ngực. Việc khoanh tay trước ngực là 1 bản năng của con người khi muốn bảo vệ mình trước một người nào đó. Vì không có vật gì để ngăn bạn với người khác, nên bạn dùng tay mình để ngăn. Hậu quả thứ nhất là có thể bạn sẽ làm người đối diện nghĩ rằng bạn còn giữ kẻ, bạn chưa thật sự mở lòng mình và tin tưởng họ. Và có khi bạn vô tình thể hiện rằng bạn là cấp trên, bề trên. Hậu quả thứ 2 là khi bạn khoanh tay, thì bạn chỉ tiếp thu được 20% thông tin của người đối diện nói với mình. Đó thực sự là kết quả của 1 nghiên cứu.

Và việc khoanh chân khi ngồi cũng có tác dụng tiêu cực giống như khoanh tay. Vì vậy, ngoại trừ những tình huống bất khả kháng, thì bạn hạn chế khoanh tay, khoanh chân.

Ngoài ra, việc giao tiếp với người khác đôi lúc diễn ra trên bàn ăn, hoặc trong một bữa ăn uống. Nếu bạn không để ý thì khi nhai và ăn uống, bạn tạo ra tiếng động thiếu tế nhị, không được lịch sự. Những lúc như vậy, bạn lưu ý miệng của mình, đừng để hở môi khi nhai, thì bạn sẽ không tạo ra tiếng động.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *